Hỗ trợ online

Mr Giang
Mr Giang

01288.429.787

Hotline
Hotline

0914.698.384

Thống kê truy cập

Tin tức

Nội địa hóa ngành cơ khí: Nhiều nhọc nhằn, lắm gian truân

2012-07-03 05:23:58 | Lượt xem: 1457 | Tin tức

Dù có số lượng doanh nghiệp khá đông đảo nhưng ngành cơ khí chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước và phần lớn phải dựa vào nhập khẩu

Để tăng tỷ lệ nội địa hóa, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ về cơ chế, vốn và quan trọng hơn, mỗi doanh nghiệp phải chủ động phát huy nội lực, liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh.
 
Ngành cơ khí vẫn chủ yếu dựa vào nhập siêu
Theo số lượng của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có khoảng 3.100 doanh nghiệp cơ khí với 53.000 cơ sở sản xuất. Trong đó có 450 doanh nghiệp quốc doanh, 1.250 cơ sở sản xuất tập thể và 156 xí nghiệp tự doanh. Mặc dù có số lượng đông đảo như vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước.
 
Hiện tại, mỗi năm, nước ta nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD máy móc, thiết bị. Đơn cử như, giá trị nhập khẩu năm 2000 đạt 4 tỉ USD; năm 2007 là 14,8 tỉ USD; năm 2008 tăng lên 19 tỉ USD, bằng 24% tổng giá trị nhập khẩu.
 
Ngành cơ khí trong nước vẫn chủ yếu dựa vào nhập khẩu
 
Chúng ta vẫn phải nhập những sản phẩm cơ khí trọng điểm như thiết bị công nghệ cho ngành hóa chất, xi măng, thủy điện, khai khoáng…, kể cả các dự án do doanh nghiệp nội làm tổng thầu. Đặc biệt, hiện 80% thị trường trong nước vẫn do các công ty cơ khí nước ngoài nắm giữ, doanh nghiệp nội chỉ chiếm số lượng rất nhỏ.
 
Chiến lược phát triển ngành cơ khí đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đề ra mục tiêu: Các công ty cơ khí trong nước sẽ tự sản xuất được khoảng 100 tỷ đến 125 tỷ USD tiền hàng. Bên cạnh đó, theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030, năm 2025, nước ta phải đầu tư và đưa vào vận hành thêm 52 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 54.740MW. Đây là cơ hội lớn cho ngành cơ khí nhưng liệu các doanh nghiệp có nắm được thị trường này hay không?

Nhọc nhằn nội địa hóa
 
Những năm gần đây, các công ty cơ khí trong nước đã đảm nhận nhiều dự án lớn, nâng cao tỉ lệ hóa nội địa ngành cơ khí. Điển hình như Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm tổng thầu EPC các gói thầu 2 – 3 của nhà máy lọc dầu Dung Quất; chế tạo phần lớn các thiết bị chính của nhà máy nhiệt điện Na Dương, Phú Mỹ 3,4; làm tổng thầu EPC nhiệt điện Uông Bí, nhiệt điện Cà Mau, nhà máy xi măng Sông Thao…
 
Nhà máy xi măng Sông Thao là dự án điển hình do nhà thầu nội phụ trách
 
Tổng công ty Cơ điện xây dựng nông thôn và thuỷ lợi cũng đã sản xuất được những thiết bị lớn cho các công trình thuỷ điện Sơn La, Ba Hạ. Công ty Cổ phần Chế tạo máy Vinacomin chịu trách nhiệm chính về công nghệ và cung cấp, chế tạo, lắp đặt trên 2.500 tấn thiết bị cho dự án Nhà máy tuyển quặng Bauxit Tân Rai - Lâm Đồng. Cũng theo Hiệp hội cơ khí Việt Nam, năm 2013, các doanh nghiệp đã thực hiện được 30 công trình sản phẩm cơ khí với tỷ lệ nội địa hóa 100%, hạn chế dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
 
Tuy nhiên, số lượng dự án do doanh nghiệp nội làm chủ thầu còn rất ít bởi các doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu cơ chế để đủ sức cạnh tranh với cdoanh nghiệp ngoại. Hầu hết các công ty cơ khí đang thiếu vốn để đổi mới trang thiết bị và dây chuyền công nghệ. Ngành cơ khí được ưu đãi vay vốn nhưng thủ tục vay vốn rườm rà, cứng nhắc nên không doanh nghiệp nào mặn mà.
 
Bên cạnh đó, Luật Đấu thầu 2005 cũng cần được sửa đổi, không nên chỉ chú trọng đến yếu tố giá mà bỏ quả xuất xứ hàng hóa trong đấu giá sản phẩm cơ khí và tỷ lệ nội địa hóa, từ đó tạo thêm ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.
 
Về phần mình, các công ty cơ khí cần chủ động nâng cao năng suất, chất lượng, mở rộng thị trường nhằm tiếp thu công nghệ mới; thiết lập các liên doanh, liên kết để gia tăng cơ hội tham gia đấu thầu các dự án lớn nhằm giảm nhập siêu, tăng tỷ lệ nội địa hóa, thúc đẩy ngành cơ khí phát triển.